Tin tức

Quy trình bảo dưỡng xe nâng điện đúng chuẩn bạn nên biết

Quy trình bảo dưỡng xe nâng điện theo ngày từ để kiểm tra dung lượng bình điện xem có đủ nhiên liệu để sử dụng hay không.

Bảo dưỡng xe nâng điện định kỳ trong suốt quá trình sử dụng sẽ giúp nâng cao tuổi thọ cho xe và bảo đảm tiến độ công việc. Vậy bảo dưỡng xe nâng điện đúng cách gồm những công đoạn nào và có những lưu ý gì cần nhớ? Tham khảo bài viết chi tiết sau đây của chúng tôi để tìm ra câu trả lời nhé!

1. Vì sao cần bảo dưỡng xe nâng điện?

  • Sau một khoảng thời gian hoạt động, xe nâng điện sẽ bị hao mòn, việc bảo dưỡng xe sẽ giúp phát hiện ra các lỗi kịp thời, từ đó có hướng xử lý và khắc phục tránh lan ra các bộ phận khác.

Vì sao cần bảo dưỡng xe nâng điện?

Vì sao cần bảo dưỡng xe nâng điện?

  • Bảo dưỡng xe cũng giúp đảm bảo xe vẫn hoạt động bình thường, không xảy ra sự cố, không hư hỏng, đồng thời giúp tăng thêm tuổi thọ cho nó. 
  • Việc bảo dưỡng xe còn giúp cắt giảm chi phí sửa chữa xe nếu có vấn đề hư hỏng xảy ra.

2. Tìm hiểu quy trình bảo dưỡng xe nâng điện đúng chuẩn

Bảo dưỡng xe nâng điện đạt chuẩn gồm các bước cơ bản không được bỏ qua cụ thể như sau:

Phụ tùng Trường Phát sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn, nhanh tay gọi 0979.980.744 - 0906.482.335 để được tư vấn đầy đủ nhất.

2.1. Vệ sinh hệ thống xe nâng điện

Sau thời gian dài hoạt động, xe nâng điện thường sẽ gặp phải những tình trạng như: bị rò rỉ xăng dầu ra các bộ phận, bám bụi vào bo mạch điện tử, bong tróc các lớp sơn chống gỉ, bánh lái bị kẹt do rác cuốn vào dẫn đến cháy máy. Việc vệ sinh xe nâng sẽ giúp phát hiện ra những vấn đề này sớm và kiểm tra được những bộ phận nào hỏng cần phải thay thế.

2.2. Kiểm tra bình sạc ắc quy

Trong cấu tạo của xe nâng điện, bình ắc quy giữ vai trò quan trọng với chức năng bảo đảm hoạt động của xe. Do vậy, sau khi vệ sinh xong xe nâng, bạn cần chuyển sang kiểm tra hệ thống bình sạc ắc quy xem có phải làm sạch hay không

Tìm hiểu quy trình bảo dưỡng xe nâng điện đúng chuẩn

Tìm hiểu quy trình bảo dưỡng xe nâng điện đúng chuẩn

 

Ngoài ra, cần kiểm tra nước trong bình sạc ắc quy còn bao nhiêu để châm thêm nước, tránh trường hợp thiếu nước làm cháy ắc quy. Đồng thời, bạn phải dùng đồng hồ đo hiệu điện thế giữa các cell để xem bình sạc có hiện tượng bị nóng lên gây ra mùi khó chịu hay không, rắc cắm bình ắc quy có ổn định không và điện có tự động ngắt được không khi bình đã sạc đầy.   

 

Thông thường, sau khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm sử dụng, bình sạc ắc quy của xe nâng điện cần được thay mới. Tùy thuộc vào từng cách vận hành xe nâng của người lái, thời gian thay thế bộ phận này có thể dài hoặc ngắn. 

2.3. Bơm mỡ vào các bộ phận chuyển động của xe

Đối với dòng xe nâng điện đứng lái hay ngồi lại, bước bơm mỡ vào bánh và các bộ phận khác là thao tác không thể thiếu khi tiến hành bảo dưỡng. Điều này giúp cho mọi chuyển động của xe nâng trong lúc kiểm tra trơn tru hơn. 

2.4. Kiểm tra hệ thống thủy lực

Do có cấu tạo phức tạp cho nên việc kiểm tra hệ thống thủy lực cần phải kỹ càng mới có thể phát hiện lỗi. Những vấn đề cần kiểm tra bao gồm: nhớt thủy lực có nhiều cặn bẩn phải thay thế không, ống dẫn nhớt, van có cần châm thêm nhớt thủy lực không, quá trình nâng và hạ của xe nâng có vấn đề gì khác thường không,… 

2.5. Kiểm tra động cơ điện

Động cơ điện thường rất dễ gặp phải nhiều vấn đề, nhất là với những xe nâng điện chuyên chở hàng trong môi trường ẩm ướt hoặc kho lạnh. Những điểm cần lưu ý trong cách bảo dưỡng xe nâng điện tại bộ phận động cơ đó là:

 

  • Kiểm tra xem các tính năng có đang được hoạt động bình thường không
  • Hệ thống điện có đủ kín để giúp tránh tiếp xúc với nước từ môi trường bên ngoài không
  • Đầu nối dây điện, bo mạch, socket có đáp ứng tiêu chuẩn chống ẩm hay không. 

2.6. Vệ sinh board mạch điện tử, đầu nối của dây điện

Vệ sinh board mạch điện, socket và đầu nối dây điện trên xe nâng điện không chỉ giúp làm sạch các bụi bẩn, mà còn có thể phát hiện ra dấu hiệu hư hỏng. Đây đều là những bộ phận quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều khiển xe nâng nên bạn phải có biện pháp cách điện hoặc thay thế ngay khi cần. 

2.7. Kiểm tra hệ thống phanh hãm, đèn và còi

Một trong những bước tiếp theo không kém phần quan trọng trong quy trình bảo dưỡng xe nâng điện đó chính là kiểm tra hệ thống phanh hãm, đèn, còi.

kiểm tra hệ thống phanh hãm, đèn và còi

Kiểm tra hệ thống phanh hãm, đèn và còi

Thắng xe và đèn, còi thuộc hệ thống cảnh báo của xe nâng điện giúp đảm bảo an toàn cho cả người lái xe và những người làm việc xung quanh khu vực xe nâng chạy. Khi tiến hành kiểm tra những bộ phận này, bạn cần xem phanh tay và phanh tự động của xe xem có đang hoạt động tốt không, đèn, còi có kêu trong lúc lùi xe hay vào các khúc của hay không.

2.8. Kiểm tra hệ thống trợ lực lái

Trợ lực lái trên xe nâng điện bao gồm: các van điều tiết, bình chứa dầu, bơm trợ lực,… Những yếu tố này cần kiểm tra khi bảo dưỡng hệ thống này bao gồm: hệ thống bình chứa dầu có rò rỉ không, cảm giác đánh lái dễ dàng hay khó khăn trong việc điều khiển, có tiếng động lạ khi sử dụng trợ lực lái hay không. 

3. Địa chỉ bảo dưỡng xe nâng điện uy tín nhất

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ bảo dưỡng xe nâng điện chất lượng tốt nhất trên thị trường hiện nay thì không thể bỏ qua Phụ tùng Trường Phát. Công ty Trường Phát chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị phụ tùng.

 

Đội ngũ kỹ sư và nhân viên kỹ thuật với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Chúng tôi đã được rất nhiều khách hàng tín nhiệm và đánh giá là đơn vị sửa chữa xi lanh thủy lực uy tín – chất lượng. Quý khách hàng nếu đang có nhu cầu tư vấn kỹ thuật sản phẩm cũng như cần sửa chữa bảo dưỡng xe nâng điện, phục hồi thay thế hoặc mua mới hãy liên hệ ngay với Phụ tùng Trường Phát nhé.

 

Mọi thông tin xin liên hệ:

Điện thoại: 0979.980.744 - 0906.482.335

Fax: 027.4366.2901

Hotline: 027.4366.2901

Email: truongphatforkliftparts@gmail.com